Hàm (Function) trong Python
Với các ngôn ngữ bậc cao và được sử dụng nhiều thì khái niệm hàm là rất cơ bản. Chúng ta đã học cách sử dụng các hàm có sẵn của Python như print(), len(). Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học cách viết hàm riêng.
Nội dung của bài
Khái niệm về hàm
Trong quá trình phát triển sản phẩm phần mềm, chúng ta luôn gặp phải tình huống: một khối lệnh xử lý một logic nhất định được sử dụng nhiều lần. Giải pháp là đưa khối lệnh đó vào một hàm rồi khi nào cần chúng ta gọi hàm đã viết. Việc này giúp source code của chúng ta tinh gọn và dễ đọc, dễ hiểu hơn.
Xây dựng hàm
def greeting():
print("Hello World!")
greeting()
# prints Hello World!
Chúng ta sử dụng từ khóa def sau đó là tên hàm và cặp ký tự (), bên trong () là các tham số truyền vào.
def greeting(name):
print("Hello {0}!".format(name))
greeting("Bob")
# prints Hello Bob!
Các loại tham số
Ví dụ trên chúng ta truyền vào tham số và sử dụng tham số để in ra dòng chữ: Hello Bob! với Bob là giá trị tham số truyền vào.
Trong Python hỗ trợ rất nhiều kiểu tham số cho hàm, đây là điểm rất mạnh và nếu chúng ta sử dụng một cách hiệu quả thì chương trình của chúng ta sẽ dễ đọc hơn rất nhiều.
Các loại tham số bao gồm:
- Positional Arguments
- Keyword Arguments
- Default Arguments
- Variable Length Positional Arguments (*args)
- Variable Length Keyword Arguments (**kwargs)
Positional Arguments
Là tham số phổ biến nhất, khi gọi hàm bắt buộc phải truyền và truyền đúng thứ tự tham số.
def func(name, job):
print(name, "is a", job)
func("Bob", "Developer")
# prints Bob is a Developer
func("Developer", "Bob")
# prints Developer is a Bob
Nếu chúng ta không chuyền giá trị tham số theo thứ tự, chúng ta sẽ có kết quả sai.
Keyword Arguments
def func(name = "Bob1", job = "Developer"):
print(name, "is a", job)
func(job = "Developer", name = "Bob")
Để tránh việc chúng ta gặp lỗi truyền sai thứ tự tham số, khi gọi hàm chúng ta truyền tên biến cùng với giá trị như ví dụ bên trên. Lúc này chúng ta không phải để ý đến việc có truyền sai thứ tự hay không.
Default Arguments
# cài đặt giá trị mặc định 'developer' cho tham số 'job'
def func(name, job='developer'):
print(name, 'is a', job)
func('Bob', 'Joker')
# Prints Bob is a Joker
func('Bob')
# Prints Bob is a developer
Như ví dụ trên, khi khởi tạo hàm chúng ta có thể khai báo giá trị mặc định cho một tham số. Và ở câu lệnh gọi hàm, nếu chúng ta lược bỏ giá trị cho tham số đó thì hệ thống sẽ lấy giá trị mặc định.
Variable Length Positional Arguments (*args and **kwargs)
Khi chúng ta muốn tạo ra một function mà chúng ta không muốn giới hạn số lượng tham số truyền vào như ví dụ:
def func(*args):
print(args)
func(1, 2, 5, 8, 10, 20)
(1, 2 ,5, 8, 10, 20)
Như ví dụ trên khi chúng ta khai báo function với tham số *args, khi lời gọi hàm được thực hiện, các tham số được đưa vào một tuple, cách sử dụng một tupe như thế nào bạn tham khảo bài tupe trong Python nhé.
**kwargs
def func(**kwargs):
print(kwargs)
func(name='Bob', age=25, job='dev')
# Prints {'name': 'Bob', 'age': 25, 'job': 'dev'}
** cũng tương tự nhưng chỉ hoạt động với kiểu Keyword Arguments, tất cả các tham số truyền vào sẽ đưa về 1 dictionary.
Docstring
Docstring là khái nhiệm riêng trong python là đoạn mô tả về hàm.
def func():
"""This function prints
message on the screen"""
print("Hello World!")
Chúng ta khai báo docstring ở dưới header của hàm, các IDE sẽ hỗ trợ hiện thị đoạn mô tả về hàm ở đoạn code gọi hàm.
Nested Functions
Nested Function là một hàm được khai báo bên trong một hàm khác.
def print_msg(msg):
# This is the outer enclosing function
def printer():
# This is the nested function
print(msg)
return printer # returns the nested function
another = print_msg("Hello")
another()
Hàm đệ quy ( Recursion)
Đệ quy là bên trong một hàm sử dụng lời gọi chính nó.
def countdown(num):
if num <= 0:
print('Stop')
else:
print(num)
countdown(num-1)
countdown(5)
# Prints 5
# Prints 4
# Prints 3
# Prints 2
# Prints 1
# Prints Stop
Hàm countdown gọi chính nó cho đến khi biến num có giá trị bằng 0.
Hàm tính giai thừa là ví dụ thường gặp:
def fact(n):
if n == 1: return 1
else:
return n * fact(n-1)
- n == 1 thì n! = 1
- n != 1 thì n! = n * (n-1)!
Kết luận
Chúng ta đã tìm hiểu về hàm trong Python, những điểm giống và khác với các ngôn ngữ lập trình khác. Python hỗ trợ nhiều loại tham số và có cả docstring để tạo documentation.