Cấu trúc điều kiện trong if Python
Python cung cấp câu lệnh điều kiện rẽ nhánh if else giống như ở các ngôn ngữ lập trình bậc cao. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về câu lệnh này nhé.
Nội dung của bài
Python conditions
Python hỗ trợ những phép toán logic như đã trình bày ở bài trước về các phép toán so sánh.
- So sánh bằng: a == b
- So sánh không bằng (khác): a != b
- Nhỏ hơn: a < b
- Nhỏ hơn hoặc bằng: a <= b
- Lớn hơn: a > b
- Lớn hơn hoặc bằng: a >= b
Có một số cách để mô tả về các điều kiện trong Python, nhưng câu lệnh if là cách dùng thông dụng nhất.
Cấu trúc rẽ nhánh if
Câu lệnh rẽ nhánh sẽ quyết định khối lệnh nào được thực hiện tuy vào giá trị (kiểu bool) của biểu thức điều kiện.
Ví dụ:
a = 10
b = 8
if a > b:
print("a lớn hơn b")
Như ví dụ trên a > b là biểu thức điều kiện có giá trị là True hoặc False. Tùy vào giá trị của biểu thức điều kiện chúng ta sẽ cài đặt logic xử lý cho phù hợp.
Cấu trúc elif và else
Hãy xem ví dụ sau đây:
a = 10
b = 8
if a > b:
print("a lớn hơn b")
elif a == b:
print("a bằng b")
else:
print("a nhỏ hơn b")
Chung ta thực hiện so sánh 3 khả năng sảy ra a bằng b, a lớn hơn b và a nhỏ hơn b sử dụng cấu truc elif else.
Phép toán And
Hãy xem ví dụ dưới đây:
a = 100
b = 50
c = 200
if a > b and c > a:
print("a lớn hơn b và c lớn hơn a")
Chúng ta sử dụng toán tử logic and để kết hợp 2 điều kiện.
Phép toán Or
Hãy xem ví dụ sau:
a = 100
b = 50
c = 200
if a > b or a > c:
print("a lớn hơn b hoặc a lớn hơn c")
Từ khóa pass
Hãy xem ví dụ:
a = 100
b = 50
c = 200
if a > b and c > a:
print("a lớn hơn b và c lớn hơn a")
else:
pass
Trong ví dụ trên, chúng ta chỉ xử lý một logic nhất định nào đó khi cả 2 điều kiện a > b và c > a xảy ra, còn lại sẽ không làm gì, lúc đó chúng ta sử dụng pass.
Kết luận
Câu lệnh rẽ nhánh trong Python khá dễ hiểu. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng một cách thuần thục để giải quyết các vấn đề của mình nhé.